Mỗi năm, bệnh tay chân miệng lại bùng phát trên diện rộng. Đối tượng mắc dịch bệnh hầu hết đều là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều ông bố bà mẹ vẫn chưa hiểu biết rõ về loại bệnh này, chưa có hướng điều trị và chăm sóc đúng cho con mình. Bài viết dưới đây là một số cách chăm sóc bé bị tay chân miệng từ các chuyên gia hàng đầu cho biết mà các bậc phụ huynh nên lưu ý.

Trước hết, các bố các mẹ cần phải ổn định tâm lý, đừng quá lo lắng sẽ làm cho mọi chuyện rối ren hơn. Các mẹ phải nắm rõ được biểu hiện, cách chữa trị, chế độ chăm sóc bé bị tay chân miệng một cách tường tận.


Biểu hiện của bệnh tay chân miệng
Mỗi năm cứ đến tầm khoảng tháng 3 đến tháng 5 thì bệnh tay chân miệng lại có cơ hội bùng phát. Loại bệnh này thường do virus gây ra nên rất dễ bị biến sang thành

Khi thấy trẻ nhà bạn có dấu hiệu sốt cao, loét miệng, phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông,.. Ngoài các triệu chứng bên trên ra còn kèm theo quấy khóc, sốt cao, sưng họng, chảy nhiều nước bọt, chảy nước mắt, sưng hạch ở cổ,.. thì chắc chắn rằng bé nhà bạn đang trong giai đoạn ủ bệnh tay chân miệng. cách chăm sóc bé trai sơ sinh

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn bùng phát, các chỗ viêm loét sẽ to và sâu hơn. Các dịch nước ở trong những nốt đỏ đó khi bị vỡ ra chảy tới đâu nốt mới mọc lên tới đó. Gây cảm giác khó chịu và đau rức cho bé.

Tuy nhiên bệnh tay chân miệng thường diễn ra khoảng 7 đến 10 ngày là bé sẽ tự khỏi. Nhưng có rất nhiều trường hợp do bố mẹ không biết cách chăm sóc bé bị tay chân miệng đã dẫn tới những biến chứng nặng nề.


Cách chăm sóc bé bị tay chân miệng như sau
Đối với những bé bị tay chân miệng ở dạng nặng bị biến chứng thì bố mẹ nên cho bé đến ngay trung tâm ý tế gần nhất đê được bác sĩ khám chữa kịp thời.

Còn đối với những bé bị bệnh tay chân miệng ở dạng nhẹ có thể chăm sóc tại nhà. Bởi bệnh này cũng cần phải kiêng gió và nơi đông người. Mà trong bệnh viện thường không đáp ứng được điều kiện đó.