Mẹ cần làm gì khi bé bị tinh hoàn ẩn
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên các mẹ rằng: nên cho bé điều trị bệnh tinh hoàn ẩn càng sớm càng tốt. Để tránh trường hợp ảnh hưởng đến các sinh lý trong trẻ. Cũng như tránh ảnh hưởng đến vấn đề sinh con của trẻ sau này.

Đối với bé từ 1 – 2 tuổi thì khả năng có thể không ảnh hưởng đến sinh sản là 90%. Còn khi bé từ 2 – 3 tuổi thì tỷ lệ này chỉ còn khoảng 50% và bé 5 – 8 tuổi sẽ là 40%. Từ 9 – 12 tuổi sẽ rơi vào khoảng 30% bé có khả năng có con và trên 15 tuổi thì khả năng có con chỉ còn 15%.

*Phương pháp điều trị tinh hoàn ẩn
Phương pháp điều trị tinh hoàn ẩn hiện nay được nhiều bác sĩ khuyên mẹ nên áp dụng đó là phẫu thuật. Có 2 trường hợp các mẹ nên lưu ý:

+ Nếu bé bị tinh hoàn ẩn trong bìu thì sẽ tiến hành mổ hở.

+ Nếu bé bị tinh hoàn ẩn ở bụng thì cần cho trẻ phẫu thuật theo phương pháp nội soi.

cham-soc-be-sau-phau-thuat-tinh-hoan

Cách chăm sóc bé sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn
Vậy làm thế nào để chăm sóc bé sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn đang là vấn đề được các mẹ quan tâm. Để có thể chăm sóc cho bé yêu của mình một cách tốt nhất. Các mẹ hãy nên nhớ những lưu ý dưới đây.

1, Chăm sóc bé trước khi phẫu thuật:
Mẹ cần lưu ý những điều cần chuẩn bị cho bé trước khi phẫu thuật tinh hoàn ẩn.

- Mẹ hãy cho bé nhập viện ít nhất là trước một ngày khi đã có lịch mổ.

- Tiến hành hoàn thiện tất cả các thủ tịc nhập viện của bé để có thể cho bé tiến hành xét nghiệm. Đảm bảo rằng bé đủ sức khỏe cho cuộc phẫu thuật tinh hoàn ẩn.

- Gặp trực tiếp bác sĩ để có thể trao đổi về tình hình của bé có vấn đề gì rắc rối không trước khi phẫu thuật.

- Trước ngày mổ hãy cho trẻ ăn no (tốt nhất là trước 22 giờ). Bởi vì trong ngày mổ bé sẽ được khuyến cáo rằng không nên cho trẻ ăn trước khi vào phẫu thuật.

2, Chăm sóc bé sau khi phẫu thuật
Sau khi bé phải trải qua một cuộc phẫu thuật tinh hoàn ẩn. Đây là lúc bé cần mẹ chăm sóc một cách đúng cách nhất. Mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:

cham-soc-be-sau-phau-thuat-tinh-hoan

- Hãy để cho bé nằm tại giường. Tránh việc cho trẻ cử động nhiều sau phẫu thuật vì sẽ làm ảnh hưởng đến vết mổ.

- Sau khi phẫu thuật xong và cho trẻ về phòng bệnh khoảng 3 – 4 tiếng thì mẹ có thể cho bé ăn. Tuy nhiên, bạn nên cho bé ăn những loại thức ăn mềm như cháo hay sữa.

- Chú ý quan sát bé, nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường như bé đau nhiều thì mẹ nên gọi cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được hỗ trợ.

- Hãy nhờ nhân viên y tế tư vấn về quá trình bình phục và thời gian bé có thể thực hiện các sinh hoạt hằng ngày.

- Hãy luôn quan sát trẻ trong thời gian này và đảm bảo rằng trẻ không hoạt động mạnh khi vết thương chưa lành. Đồng thời xem quá trình bình phục của vết mổ cũng như sức khỏe của trẻ. Tránh trường hợp trẻ bị thoát vị bẹn hoặc xoắn tinh hoàn sau khi phẫu thuật.

- Mẹ hãy chú ý việc thay băng cho trẻ ở vết thương để đảm bảo vệ sinh. Theo lời khuyên của các bác sĩ thì trong vòng 1 tuần đầu sau khi mổ mẹ nên thay băng cho bé 2 ngày/lần.

- Quá trình tắm cho bé thì mẹ nên cẩn thận. Tránh việc làm ảnh hưởng đến vết mổ. Và hãy thay băng sau khi tắm.

- Mẹ hãy để ý đến kích thước của tinh hoàn ở bé. Xem tinh hoàn của bé to hay nhỏ.

- Sau 1 tháng thì mẹ có thể cho bé tái khám để kiểm tra lại một lần nữa.

Hy vọng với những chia sẻ về cách chăm sóc bé sau phẫu thuật tinh hoàn ẩn sẽ hỗ trợ các mẹ. Chăm sóc bé yêu của mình một cách tốt nhất. Cùng con yêu khôn lớn mỗi ngày. https://betuti.vn/sap-xep-tu-quan-ao-cho-tre-so-sinh